Học ngành Y khoa ra trường làm gì luôn là câu hỏi được các bạn trẻ đặc biệt quan tâm tìm hiểu.
Học ngành Y khoa ra trường làm gì luôn là câu hỏi được các bạn trẻ đặc biệt quan tâm tìm hiểu.
Nếu lựa chọn ngành Y, bạn cần rèn luyện và luôn trau dồi những tố chất cần thiết sau:
Trong mọi ngành học sẽ không có sự bất bình đẳng trong việc phân định giới tính nào thì được học và giới tính nào thì không. Do đó, các bạn nữ hoàn toàn có thể theo đuổi ngành Y nếu có đam mê. Vậy con gái học Y nên chọn ngành nào? Dưới đây là một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực Y học mà các bạn nữ có thể theo học:
Một số chuyên ngành trong lĩnh vực y học mà các bạn nữ có thể theo học (Nguồn: Internet)
Tóm lại, ngành Y sở hữu nhiều chuyên khoa khác nhau, trong đó mỗi chuyên ngành đều có những tính chất đặc thù riêng. Thông qua bài viết trên, CareerViet gửi đến bạn những thông tin khái niệm về ngành Y, các chuyên khoa ngành Y. Hơn nữa, nếu bạn có niềm đam mê với ngành Y nhưng chưa biết thi môn nào thì vẫn có thể tham khảo thêm những tổ hợp xét tuyển, đồng thời trang bị cho mình những tố chất cần có ở một vị y/bác sĩ trong tương lai.
(PHARMACOLOGY VETERINARY MEDICINE)
Mục tiêu chung của ngành Thú y: Đào tạo bác sĩ thú y có năng lực chuyên môn về thú y, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp;có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt;có thể đọc tài liệu chuyên ngành tiếng Anh hoặc tiếng Pháp; có trình độ tiếng Anh tương đương với trình độ B theo chuẩn quốc gia.
Bác sĩ thú y có các kỹ năng như nắm vững kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi hoặc thú y; tự thiết kế, thực hiện thí nghiệm chuyên ngành;nắm vững và thực hiện pháp lệnh thú y, chỉ đạo thực hiện các quy trình phòng, chống bệnh, kiểm soát động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật, kiểm soát sát sinh, kiểm tra theo quy định luật pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng; biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thú y vào lĩnh vực sản xuất động vật, sản xuất vắc-xin và dược phẩm thú y; sử dụng máy vi tính với các phần mềm văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho các công việc lưu trữ dữ liệu, phân tích thống kê, lập báo cáo, trình bày báo cáo;tổ chức, điều hành hoạt động phòng khám thú y.
Học kỳ cuối năm học thứ tư sinh viên sẽ học theo chuyên ngành.
Với chuyên ngành Bác sĩ thú y, sinh viên sẽ học chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa & giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản…v.v. .
Với chuyên ngành Dược thú y, ngoài kiến thức căn bản liên quan đến bệnh học đại cương hoặc chuyên biệt, sinh viên sẽ chuyên sâu học tập và nghiên cứu về hóa dược, dược lý học, dược lực học, dược liệu học, dược lâm sàng, bào chế dược phẩm, ngộ độc dược phẩm, kiểm nghiệm dược phẩm, độc chất học, pháp chế về dược thú y,...
Các sinh viên học tiếng Pháp sẽ được tham gia vào chương trình song ngữ Việt-Pháp về thú y và được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học. Nếu bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Pháp đạt xuất sắc, sinh viên sẽ được xét cấp học bổng du học sau đại học tại cộng đồng các trường đại học có nói tiếng Pháp (Pháp, Canada, Bỉ,..) hoặc ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các Công ty hay doanh nghiệp có sử dụng tiếng Pháp.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên còn có thể tham gia học các bậc học cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) hoặc theo học cao học về Thú y trong chương trình hợp tác với các trường quốc gia thú y hoặc lớp cao học nghề (DESS) về “Chăn nuôi-Vệ sinh-Môi trường&Chất lượng” của Cộng Hòa Pháp (tuyển chọn qua Hội đồng) giảng bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, học trong hai năm để nhận bằng MSc Châu Âu hoặc tham gia chương trình MSc “Chăn nuôi bền vững” do tổ chức SAREC (Thụy Điển) tài trợ (tuyển chọn qua phỏng vấn của Hội đồng) giảng bằng tiếng Anh, học trong hai năm.
Bác sĩ thú y có thể làm việc tại cơ quan thú y (Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện), tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành.
Bác sĩ thú y chuyên ngành Dược, ngoài công tác tại cơ quan thú y từ trung ương đến địa phương, còn có thể cộng tác hay phối hợp nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thuốc với các viện (hãng, cơ sở) bào chế các hóa chất, thuốc, biệt dược, vắcxin phòng chống bệnh đặc hiệu hay công tác tại các bệnh viện (bệnh xá) thú y hoặc các cửa hàng chuyên doanh dược thú y.
Số lần xem trang: 4517Điều chỉnh lần cuối: 16-02-2012
Ngành Y Dược là gì? Ngành Y Dược còn có tên gọi tiếng Anh là General Medicine. Trong đó, ngành Y dược chuyên đào tạo những bác sĩ, dược sĩ làm việc chuyên về các loại thuốc và kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Hơn nữa, ngành Y Dược còn chia ra rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: thuốc tây, thuốc chuyên trị, y dược cổ truyền,...Mục đích chung của ngành Y Dược chính là mang đến những loại thuốc bổ trợ và cải thiện sức khỏe con người.
Tìm hiểu về ngành y dược và những thông tin liên quan (Nguồn: Internet)
Ngành Y học nói chung là một trong những khối ngành chuyên đào tạo các bác sĩ nha khoa với tổ hợp các kỹ năng chẩn đoán, khám, điều trị và hướng dẫn y tế dự phòng đối với những bệnh lý phổ biến, thường gặp. Mục tiêu đào tạo của ngành Y là chuyên đào tạo những bác sĩ có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kiến thức lâm sàng và sự kết hợp giữa kiến thức hiện đại với y học cổ truyền. Hơn hết, ngành Y sẽ “cung cấp” những vị y, bác sĩ làm việc bằng chính lương tâm của họ, vì đây là lĩnh vực làm việc trực tiếp liên quan đến sức khỏe của con người.
Vậy ngành Y cần học những gì? Những sinh viên theo đuổi ngành Y sẽ được học về kiến thức cơ sở để chuẩn bị cho quá trình học và thực hành các kiến thức lâm sàng. Ngoài ra, bạn sẽ học về những công tác phòng/chữa bệnh và nghiên cứu khoa học về các khía cạnh trong ngành Y.
Như đã nêu trên, ngành Y được chia làm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó mỗi chuyên khoa sẽ có những tính chất và đặc thù riêng. Vậy các chuyên khoa ngành Y gồm những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các lĩnh vực trong ngành y khoa như: y học cổ truyền, y dược, y đa khoa, răng-hàm-mặt qua một vài thông tin dưới đây:
Y học cổ truyền là một trong những ngành học phổ biến dành cho những ai có niềm đam mê với lịch sử và thực hành trong y học phương Đông. Đây là một trong những chuyên khoa chuyên đào tạo và tập trung vào việc sử dụng các biện pháp truyền thống và tự nhiên để đưa ra chẩn đoán và lên phác đồ điều trị hoặc lộ trình trị liệu sao cho đúng đắn và phù hợp nhất.
Một trong những lợi ích chính khi học về Y học cổ truyền chính là nhân tố giúp bảo tồn, đồng thời kế thừa các giá trị chữa trị truyền thống đã được sử dụng từ lâu đời. Hiện nay, số lượng người không chỉ tại Việt Nam mà còn ở các nơi trên thế giới tin tưởng và lựa chọn phương pháp trị bệnh bằng Y học cổ truyền ngày càng tăng. Do đó, những vị lương y/thầy thuốc chuyên Y học cổ truyền là nhân tố quan trọng trong tương lai.
Y học cổ truyền là phương pháp chữa trị truyền thống bắt nguồn từ các phương thức chữa bệnh ở phương Đông (Nguồn: Internet)
Ngành Y Dược là một lĩnh vực chuyên đào tạo và tập trung nghiên cứu vào việc sử dụng thuốc để điều trị. Nó có mối liên hệ mật thiết đến việc chuẩn bị, sử dụng và phân phối các loại thuốc, nhằm điều trị các loại bệnh khác nhau sao cho hiệu quả nhất.
Ngành Y Dược ngày càng mở rộng và phát triển hơn trong lĩnh vực nghiên cứu và sáng chế thuốc (Nguồn: Internet)
Hiện tại, Y Dược là một trong những ngành quan trọng để chăm sóc sức khỏe của người bệnh tại Việt Nam. Hơn nữa, đây còn là một lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn về thuốc cao, vì các dược sĩ phải biết phân định mà cung cấp liều lượng đúng với quá trình điều trị cho người bệnh, tránh việc họ bị phản ứng thuốc hoặc “lờn” thuốc. Ngoài ra, ngành Y Dược ngày càng mở rộng hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khi không ngừng khuyến khích những dược sĩ trẻ trải nghiệm các quá trình thử nghiệm, nghiên cứu để sáng chế những loại thuốc mới, giúp nâng cao quá trình điều trị.
Ngành Y đa khoa là gì? Y đa khoa là một trong những ngành được đào tạo phổ biến nhất tại Việt Nam, nhất là khi số lượng sinh viên theo đuổi ngành học này ngày càng tăng. Chuyên ngành Y đa khoa sẽ đào tạo sinh viên thành những vị bác sĩ y khoa trong tương lai, khi quá trình giảng dạy sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng hữu dụng để chẩn đoán, trị liệu và phòng ngừa từng loại bệnh tật khác nhau.
Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp, sinh viên y đa khoa có thể theo đuổi nhiều lĩnh vực khám/chữa bệnh và ở nhiều môi trường riêng biệt, chẳng hạn như: bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, viện nghiên cứu,...Chắc chắn rằng, bên cạnh việc học lý thuyết, học viên cũng sẽ được đào tạo kỹ lưỡng về phương pháp thực hành chuyên sâu. Ngoài ra, ngành Y đa khoa còn được đánh giá là một trong những ngành cao quý bậc nhất Việt Nam.
Ngành y đa khoa là một trong những khối ngành được đánh giá là cao quý tại Việt Nam (Nguồn: Internet)
Chuyên ngành Răng - Hàm - Mặt còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là bác sĩ Nha khoa (hoặc Nha sĩ). Chuyên ngành này giúp bạn tìm hiểu sâu hơn trong việc nghiên cứu các phương pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về răng, miệng, giúp cải thiện những vấn đề về cấu trúc khoang miệng hoặc giảm thiểu các bệnh liên quan đến viêm nướu, sâu răng,...cho người bệnh.
Tại Việt Nam, nhu cầu ở các nha khoa ngày càng tăng, do đó đây là chuyên ngành với cơ hội việc làm rộng mở cho các bạn sinh viên theo đuổi ngành học này.
Chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt thuộc lĩnh vực nghiên cứu và khám chữa bệnh về răng miệng (Nguồn: Internet)
Với niềm đam mê theo đuổi ngành y, bạn cần chuẩn bị những kiến thức ở những tổ hợp môn học nào để nâng cao khả năng đậu vào các trường Y mà mình yêu thích? Trả lời cho câu hỏi “ngành y thi môn gì” của các bạn, thì dưới đây là một số tổ hợp xét tuyển ngành Y bạn cần nắm rõ:
Khi trang bị đầy đủ kiến thức ở các tổ hợp môn học này, chắc chắn bạn sẽ rất tự tin để thi tuyển vào những trường Y có tiếng hàng đầu Việt Nam.
Một số tổ hợp chuyên xét tuyển ngành Y (Nguồn: Internet)