Câu Hỏi Về Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại

Câu Hỏi Về Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại

Vay tín chấp hộ kinh doanh là giải pháp tài chính phổ biến với hộ kinh doanh nhờ tính dễ tiếp cận và thủ tục đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định và điều kiện cần thiết với loại hình vay này. Giải đáp ngay 6 câu hỏi quan trọng về vay tín chấp hộ kinh doanh qua bài viết sau đây của Techcombank để quá trình vay diễn ra thuận lợi nhất.

Vay tín chấp hộ kinh doanh là giải pháp tài chính phổ biến với hộ kinh doanh nhờ tính dễ tiếp cận và thủ tục đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định và điều kiện cần thiết với loại hình vay này. Giải đáp ngay 6 câu hỏi quan trọng về vay tín chấp hộ kinh doanh qua bài viết sau đây của Techcombank để quá trình vay diễn ra thuận lợi nhất.

Hạn mức và lãi suất vay tín chấp hộ kinh doanh hiện nay là bao nhiêu?

Hạn mức vay và lãi suất vay trên thị trường là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của hộ kinh doanh. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về những thông tin này là điều cần thiết, giúp chủ hộ lựa chọn khoản vay phù hợp nhất.

Hạn mức và lãi suất vay thường khác nhau tùy vào ngân hàng cho vay cũng như nhu cầu và tình hình tài chính của từng hộ kinh doanh. Để tiết kiệm thời gian và tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn, khách hàng nên chủ động tìm hiểu về hạn mức vay của sản phẩm tín dụng trước khi nộp hồ sơ.

Ngoài ra, các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất khác nhau tùy theo thời điểm và chính sách, vì vậy việc các hộ kinh doanh nên cập nhật thông tin liên tục. Lãi suất cạnh tranh, phù hợp với khả năng chi trả sẽ giúp hộ kinh doanh giảm gánh nặng tài chính.

Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng về sản phẩm vay với hạn mức cao và lãi suất cạnh tranh, Techcombank giới thiệu sản phẩm vay vốn kinh doanh ShopCash với các ưu điểm nổi bật như:

Nhờ những ưu thế vượt trội trên, sản phẩm cho vay kinh doanh hộ gia đình ShopCash là giải pháp tài chính linh hoạt, đáp ứng tối đa nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các hộ kinh doanh gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng.

Hộ kinh doanh nên lựa chọn gói vay có hạn mức và lãi suất phù hợp nhất để tăng khả năng trả nợ đúng hạn.

Chứng minh doanh thu ổn định

Khả năng trả nợ là yếu tố quan trọng mà ngân hàng xem xét khi xét duyệt khoản vay. Do đó, việc chứng minh được doanh thu ổn định là cần thiết để thuyết phục ngân hàng về khả năng trả nợ của khách hàng.

Tùy thuộc vào từng đối tượng vay, các yêu cầu về giấy tờ sẽ khác nhau. Ví dụ, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vay vốn cần chuẩn bị các tài liệu như hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua bán, sổ sách kế toán và các giấy tờ khác theo yêu cầu.

Cải thiện điểm tín dụng cá nhân

Điểm tín dụng cá nhân của chủ hộ kinh doanh đóng vai trò quyết định trong quá trình xét duyệt khoản vay. Đối với các hộ kinh doanh nhỏ, điểm tín dụng cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tin tưởng của ngân hàng hoặc đánh giá tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng. Chính vì vậy, chủ hộ cần duy trì điểm tín dụng tốt để tăng cơ hội được duyệt vay.

Để có điểm tín dụng cao, khách hàng cần đáp ứng tốt các yếu tố sau:

Điểm tín dụng cá nhân tốt là một trong những điều kiện cần khi hộ kinh doanh cần vay vốn tín chấp.

Làm sao để tăng cơ hội duyệt vay tín chấp ngân hàng?

Dưới đây là những phương pháp hộ kinh doanh có thể áp dụng để nâng cao khả năng duyệt vay tín chấp tại ngân hàng:

Quy trình vay tín chấp hộ kinh doanh

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, hộ kinh doanh sẽ tiến hành quy trình vay vốn, bao gồm các bước sau:

Việc tuân thủ đúng quy trình vay tín chấp tạo điều kiện cho quá trình giải ngân diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Hồ sơ hộ kinh doanh cần chuẩn bị

Khi đứng ra vay vốn, chủ hộ cần chuẩn bị hồ sơ vay cá nhân thay vì hồ sơ vay doanh nghiệp. Trong đó, các tài liệu quan trọng cần cung cấp bao gồm:

Đối tượng và điều kiện vay tín chấp hộ kinh doanh là gì?

Đối tượng vay tín chấp hộ kinh doanh được pháp luật quy định bao gồm:

Lưu ý: Hộ kinh doanh không phải là pháp nhân, do đó không thể trực tiếp đứng ra vay vốn theo hình thức vay doanh nghiệp. Thay vào đó, chủ hộ kinh doanh sẽ là người đại diện đứng ra vay vốn dưới hình thức vay cá nhân.

Để được xét duyệt vay tín chấp, hộ kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện cơ bản theo quy định của pháp luật, được nêu rõ trong Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, bao gồm:

Để tiến hành vay tín chấp hộ kinh doanh, chủ hộ cần tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện vay tại ngân hàng.

Thủ tục vay tín chấp của hộ kinh doanh là gì?

Sau khi đã xác định đối tượng và điều kiện vay, các hộ kinh doanh có nhu cầu cần hiểu rõ thủ tục vay tín chấp kinh doanh nhỏ. Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tiến hành chính xác các bước theo quy trình giúp các hộ kinh doanh tăng tỷ lệ phê duyệt khoản vay.

Hộ kinh doanh có nên vay tín chấp không?

Hộ kinh doanh nên tìm hiểu và vay tín chấp vì đây là giải pháp hiệu quả, tiết kiệm thời gian và phù hợp với tình hình tài chính của các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ hiện nay. Vay tín chấp qua các ngân hàng uy tín, đặc biệt là vay online, đang được nhiều hộ kinh doanh lựa chọn nhờ những lợi ích sau:

Trên thị trường, Techcombank là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ vay tín chấp online 100%, giúp các hộ kinh doanh tiếp cận vốn một cách thuận tiện nhất. Toàn bộ quy trình vay, từ nhận thông báo, ký hợp đồng đến giải ngân, đều được thực hiện trực tuyến thông qua Ngân hàng số Techcombank Mobile. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho các hộ kinh doanh khi không cần phải đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các thủ tục cần thiết.

Tính năng vay online 100% của Techcombank giúp quá trình duyệt vay diễn ra nhanh chóng và đơn giản, tiết kiệm thời gian cho hộ kinh doanh.

Vì sao hộ kinh doanh nên vay tín chấp?

Với đặc thù kinh doanh nhỏ lẻ và có tính thời vụ, các hộ kinh doanh thường tìm kiếm nguồn vốn linh hoạt để duy trì và mở rộng quy mô hoạt động. Chính vì vậy, các sản phẩm vay tín chấp được may đo phù hợp để đáp ứng nhu cầu vay của hộ kinh doanh một cách tiện lợi, nhanh chóng, và tối ưu.

Các sản phẩm vay tín chấp có các tính năng nổi bật sau:

Nhìn chung, vay tín chấp mang lại nhiều lợi ích cho các hộ kinh doanh, đặc biệt là những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt. Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm vay với hạn mức cao và lãi suất cạnh tranh của khách hàng, Techcombank giới thiệu gói vay ShopCash tín chấp dành cho hộ kinh doanh với những tính năng và ưu đãi hấp dẫn:

Sản phẩm ShopCash tín chấp của Techcombank mang đến nhiều quyền lợi hấp dẫn cho khách hàng.

Lưu ý: Sản phẩm vay chỉ dành cho khách hàng hiện hữu tại Techcombank. Để đạt điều kiện phê duyệt khoản vay, hộ kinh doanh có thể đăng ký trở thành khách hàng ngay hôm nay tại Techcombank.

Chọn ngân hàng cho vay phù hợp

Việc lựa chọn ngân hàng có uy tín cao và quy trình vay minh bạch sẽ giúp bạn tăng khả năng được duyệt vay.

Do mỗi giải pháp vay tại ngân hàng có những điều kiện và tiêu chí phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau, hộ kinh doanh cần lựa chọn ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cung cấp các giải pháp vay minh bạch và phù hợp với nhu cầu vay của mình. Nếu hồ sơ tín dụng của hộ kinh doanh ở mức trung bình và thu nhập không quá cao, hãy đăng ký một khoản vay vừa phải để tăng khả năng được duyệt vay.

Lựa chọn được ngân hàng phù hợp giúp bạn giảm thiểu tối đa các rủi ro ngoài ý muốn khi vay vốn.

Xây dựng mối quan hệ tốt với ngân hàng

Một mối quan hệ tốt với ngân hàng giúp quá trình vay tín chấp thuận lợi hơn cho các hộ kinh doanh. Vì vậy, hộ kinh doanh nên tập trung các giao dịch tài chính tại một ngân hàng để tạo dựng hồ sơ tốt và kiểm soát nợ xấu, từ đó tăng khả năng được duyệt vay.

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vay tín chấp hộ kinh doanh. Techcombank khuyên bạn nên nắm vững các thông tin cần thiết về hình thức vay này trước khi đề nghị vay vốn, từ đó đảm bảo tối ưu hóa tỷ lệ được duyệt vay và khả năng trả nợ cho hộ kinh doanh của bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

Thông thường, tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại đều xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của một hoặc cả hai bên ký kết với lỗi cố ý hoặc vô ý nên đã làm trái với các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, việc xác định trường hợp nào áp dụng pháp luật chuyên ngành, trường hợp nào áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về thời hiệu khởi kiện và các loại chế tài do vi phạm hợp đồng.

Bài viết phân tích những quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp thương mại, nhằm giải quyết một tồn tại thực tế hiện nay là vẫn còn có cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của nhà đầu tư và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”.

Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định một trong những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhưng phổ biến hiện nay là các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, đại diện, đại lý, gia công, đấu giá, cho thuê hàng hóa, giám định thương mại, nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại; tranh chấp về hợp đồng thi công xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng; tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm; tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản…

Theo các quy định nêu trên thì hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, đại diện, đại lý, gia công, đấu giá, cho thuê hàng hóa, g iám định thương mại, nhượng quyền thương mại... là các hoạt động thương mại được quy định cụ thể trong luật chuyên ngành là Luật Thương mại; còn hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng kinh doanh bất động sản… là hoạt động kinh doanh, được quy định tại các luật chuyên ngành là Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Việc áp dụng pháp luật, thời hiệu khởi kiện và các chế tài do vi phạm hợp đồng

Theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp. Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc áp dụng Bộ luật Dân sự như sau: Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều 4 Bộ luật Dân sự thì quy định của Bộ luật Dân sự được áp dụng.

Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật Dân sự và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Việc áp dụng Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật Hàng hải… và tập quán quốc tế được quy định cụ thể như sau:

Điều 4 Luật Thương mại quy định hoạt động thương mại phải tuân theo Luật Thương mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.

Khoản 3, 4 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định hợp đồng bảo hiểm hàng hải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải; nội dung không quy định tại Bộ luật Hàng hải thì thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm thì thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Khoản 1 Điều 45 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 quy định tổ chức, cá nhân khi xác lập hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản phải tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và Bộ luật Dân sự.

Điều 2 Luật Xây dựng quy định: Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật nêu trên thì áp dụng luật chuyên ngành (Luật Thương mại, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh bất động sản…) đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà luật chuyên ngành đó đang có hiệu lực để giải quyết tranh chấp, nếu luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết.

Về thời hiệu khởi kiện và các chế tài do vi phạm hợp đồng

Theo quy định tại Điều 184 và Điều 185 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Các quy định của Bộ luật Dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự.

Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Điều 319 Luật Thương mại năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Như vậy, về nguyên tắc, phải ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành để xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng. Do đó, việc xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng hàng hóa, dịch vụ, đại diện, đại lý, gia công, đấu giá, cho thuê hàng hóa, giám định thương mại, nhượng quyền thương mại... được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại (02 năm).

Còn Luật Xây dựng năm 2014, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, Luật kinh doanh bất động sản năm 2023 và văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp nên việc xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng bảo hiểm (trừ hợp đồng bảo hiểm hàng hải thì thời hiệu 2 năm), hợp đồng kinh doanh bất động sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự (3 năm) mà không áp dụng Luật Thương mại (2 năm).

Để xác định thời hiệu khởi kiện, cần căn cứ vào các hợp đồng, phụ lục hợp đồng (nếu có); các văn bản trao đổi, thỏa thuận của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng để xác định thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm.

Về chế tài do vi phạm hợp đồng Đối với hợp đồng thương mại như mua bán hàng hóa, dịch vụ, đại diện, đại lý, gia công, đấu giá, cho thuê hàng hóa, giám định thương mại, nhượng quyền thương mại... thì áp dụng chế tài thương mại được quy định trong Luật Thương mại, ví dụ về mức phạt vi phạm (8%), về tiền lãi do chậm thanh toán (lãi suất trung bình 03 ngân hàng).

Đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng kinh doanh bất động sản…, nếu vi phạm sẽ căn cứ quy định tại luật chuyên ngành là Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết. Trường hợp luật chuyên ngành không có quy định về những vấn đề có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết, ví dụ về mức phạt vi phạm (do các bên thoả thuận), về tiền lãi do chậm thanh toán (do các bên có thỏa thuận, lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay).

Để giải quyết vụ án đúng pháp luật, cần căn cứ vào các hợp đồng, phụ lục hợp đồng (nếu có), các văn bản thỏa thuận, cam kết… của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng; yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố của các đương sự… để xác định có vi phạm hợp đồng hay không; nếu có vi phạm thì ai vi phạm và vi phạm điểm, khoản, điều nào của hợp đồng; mức độ và lỗi vi phạm hợp đồng; nội dung tranh chấp của các bên. Trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm của các bên đối với việc vi phạm hợp đồng của mình; đồng thời giải quyết yêu cầu thanh toán tiền lãi, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng, yêu cầu bồi thường.

Kinh doanh bất động sản cho thuê: Thực trạng và rủi ro pháp lý hiện nay

1. Giới thiệu chung Chương trình Đào tạo

Tên chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ Kinh doanh Thương mại

Ngành đào tạo: Kinh doanh Thương mại

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Kinh doanh thương mại (Master of Commerce)

Quyết định ban hành số 1112: link xem chi tiết

Bảng mô tả chương trình đào tạo: link xem chi tiết

Đề cương chi tiết chương trình đào tạo: link xem chi tiết

2. Mục tiêu Chương trình đào tạo

Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh thương mại theo đính hướng ứng dụng có mục tiêu giúp học viên nắm vững kiến thức lý luận, thực tiễn và các kỹ năng cần thiết để có khả năng đảm nhận hiệu quả công việc tại nhiều vị trí quản lý cấp cao như: cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp kinh doanh tài chính, kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, quản trị vận hành logistics và chuỗi cung ứng, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước; giảng viên tại các hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong nước và quốc tế; bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu để có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Kinh doanh thương mại và các ngành gần khác trong 3 đến 5 năm sau khi tốt nghiệp.

Tốt nghiệp đại học với các trình độ cụ thể như sau:

Nhóm I: Sinh viên (SV) Trường Đại học Văn Lang, Khoa Thương mại tích lũy tối thiểu 120 tín chỉ trong chương trình đào tạo trình độ đại học. Sinh viên Văn Lang đang học đại học nằm trong danh mục ngành học phù hợp với trình độ thạc sĩ và muốn tham gia chương trình thạc sĩ kinh doanh theo mạng.

Nhóm II: Có trình độ đại học chuyên ngành không phải là Kinh doanh và Thương mại (theo quy định tại Khoản 1, Điều 7, Thông tư 23/2021 / TTBGDDT), gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Quản lý dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản lý khách sạn. , Kinh doanh quốc tế, Tiếp thị, Hậu cần và Quản lý chuỗi cung ứng…

Nhóm III: Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành Kinh doanh và Thương mại (theo quy định tại Điều 6, Thông tư 23/2021 / TTBGDDT) và đã học bổ sung kiến ​​thức cần thiết, bao gồm các chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng-Bảo hiểm, Kế toán-Kiểm toán, Quản trị. -Quản lý, Kinh tế và Quan hệ quốc tế, Kinh tế công nghiệp, Kinh tế tài nguyên và các ngành khác có chương trình đào tạo từ 10-40% tổng số môn triết hoặc đơn vị học trình hoặc số tín chỉ của khối ngành.

Danh sách các kiến thức bổ sung được đưa ra trong phần 4.

Danh sách các môn kiến thức bổ sung (cần xem chương trình học của các ngành khác để thống nhất các môn kiến thức bổ sung).

Đối với sinh viên nhóm II & III (mục 4) có thể chuyển đổi sang học thạc sĩ kinh doanh thương mại, tùy theo từng nhóm đối tượng cụ thể cần học bổ sung với lượng kiến thức yêu cầu khác nhau. Các yêu cầu cụ thể được phân loại theo nhóm ngành được đưa ra dưới đây:

Nhập môn quản trị Logistics  & Chuỗi cung ứng

Phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng (Applied Scientific Research Methods)

Kế toán quản trị (Management accounting)

Kinh doanh số và thương mại điện tử (E-Business and E-commerce)

Tự chọn (Chọn 3 trong 4 học phần từ 5 đến 8)

Thương mại quốc tế và hội nhập (International Trade and Integration)

Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management)

Môi trường an toàn sức khỏe (Health Safety Environment)

Quản lý hậu cần Thương mại điện tử (E-Commerce logistics management)

Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần (Logistics&Supply Chain Management Systems)

Lập kế hoạch Cung và Cầu, S&OP (Demand&Supply Planning, S&OP)

Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động (Operations Planning and Control)

(Production and Quality Management)

Tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần từ 13 tới 16)

Vận tải quốc tế & nội địa (International & Domestic Transport)

Phương pháp định lượng trong Quản lý

(Quantitative Method in Management)

Thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng (Supply Chain Network Design)

(Warehouse and Inventory Management)

Thực tập tốt nghiệp (Graduation internship)

Đề án tốt nghiệp (Graduation Thesis)