Ngay từ lúc lọt lòng, cơ thể của trẻ sẽ phát triển không ngừng đến khi hết tuổi dậy thì. Theo nhận định của các bác sĩ nhi khoa - Bùi Thị Thu Hà, sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng của bé trai sẽ có sự khác biệt nhất định, cụ thể trong khoảng độ tuổi từ 5 đến 19, con cao khoảng 110 - 176,5cm và nặng 15,3 - 22,2kg.
Ngay từ lúc lọt lòng, cơ thể của trẻ sẽ phát triển không ngừng đến khi hết tuổi dậy thì. Theo nhận định của các bác sĩ nhi khoa - Bùi Thị Thu Hà, sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng của bé trai sẽ có sự khác biệt nhất định, cụ thể trong khoảng độ tuổi từ 5 đến 19, con cao khoảng 110 - 176,5cm và nặng 15,3 - 22,2kg.
Để biết xem con mình có đang phát triển tốt hay không, bố mẹ cần đo chiều cao - cân nặng của trẻ rồi so sánh với bảng cân nặng chiều cao bé trai được chia sẻ ở trên. Dưới đây là hướng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng chuẩn bé trai chính xác nhất, bố mẹ có thể tham khảo.
Ba mẹ đặt con nằm lên mặt phẳng, nhẹ nhàng duỗi thẳng chân để đo chiều cao của bé trai dưới 2 tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Ba mẹ dùng trục thước đo áp sát đỉnh đầu của con sao cho vuông góc với thước để đo chiều cao chuẩn bé trai trên 2 tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Ngoài việc theo dõi chiều cao của con trong từng giai đoạn phát triển, ba mẹ không nên bỏ qua các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết. Điều này tạo tiền đề và tận dụng tối đa cơ hội sở hữu chiều cao mơ ước để con tăng trưởng chiều cao tối ưu nhé!
Bố mẹ có thể dùng dụng cụ đo cân nặng là một trong các loại cân như cân lòng máng, cân treo, cân điện tử,... phải đảm bảo độ nhạy và chính xác. Để đo cân nặng cho bé trai, bố mẹ thực hiện theo quy trình sau:
Lưu ý: Nên cân cho trẻ vào buổi sáng, khi vừa mới ngủ dậy, sau khi đi tiểu đại tiện hoặc khi chưa ăn gì.
Ba mẹ đo cân nặng cho con trai bằng cân bàn thì nên để trẻ đứng/nằm giữa bàn cân, mắt nhìn thẳng và không cử động (Nguồn: Sưu tầm)
Thời gian tốt nhất để cân và đo chiều cao ở trẻ dưới 2 tuổi là khi bé ngủ say. Bố mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm bé tỉnh dậy. Tuy nhiên, việc đo tại nhà chỉ mang tính tương đối và không hoàn toàn chính xác.
Thực tế chiều cao và cân nặng của bé, phụ thuộc nhiều yếu tố như: Gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường, thói quen sinh hoạt,... có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Để hỗ trợ bé trai phát triển toàn diện, bố mẹ có thể “bỏ túi” 8 cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả và an toàn về trẻ sau đây:
Giai đoạn từ 0 - 11 tháng tuổi, chuẩn chiều cao cân nặng bé trai sẽ tăng nhanh mỗi tuần. Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ tăng tỷ lệ thuận với cân nặng, có thể tăng gấp 2 lần so với lúc mới sinh. Bé trai ở giai đoạn sơ sinh có trung bình đạt chuẩn chiều cao trong khoảng 49.9 đến 74.5cm và cân nặng 3.3 đến 9.4kg.
Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ em được phân loại theo từng độ tuổi và giới tính thông qua các bảng chiều cao cân nặng như sau:
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em chuẩn theo WHO (Nguồn: Huggies)
Trong giai đoạn này, che mẹ nên tiến hành đo chiều cao và cân nặng của trẻ mỗi tháng một lần rồi so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ để biết xem chiều cao cân nặng trẻ 1 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
Thông thường bé trai ở giai đoạn 12 đến 24 tháng tuổi có trung bình đạt chuẩn chiều cao trong khoảng 75,7 đến 87,1cm và cân nặng từ 9,6 đến 12,2kg.
Trong giai đoạn từ 2 đến 12 tuổi, hầu hết bé trai từ tăng khoảng 2 - 3kg và chiều cao tăng thêm khoảng 5 - 8cm mỗi năm. Mức tăng trung bình đạt chuẩn thời điểm này là chiều cao trong khoảng 91,9 - 149,1cm và cân nặng từ 13,3 - 39,8kg.
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo cha mẹ nên tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 11 tuổi tăng chiều cao, cân nặng nhằm nắm rõ thành phần dinh dưỡng cần thiết để xây dựng cho bé trai khẩu phần ăn khoa học tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn chuẩn bị “dậy thì”.
Từ 13 đến 18 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể dần hoàn thiện để trở thành người trưởng thành. Chiều cao cân nặng bé trai trung bình đạt chuẩn chiều cao trong khoảng 156 đến 176,1cm và cân nặng từ 45 đến 68,9kg.
Có rất nhiều trường hợp ba mẹ lo lắng con trai mình phát triển tốt như thế nào so với những đứa trẻ cùng tuổi khác hay không, có thể tìm hiểu chiều cao và cân nặng của con mình qua cách theo dõi biểu đồ chiều cao cân nặng của trẻ.
Thông thường, bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh thường được chi phối bởi các yếu tố dưới đây:
Bé sẽ nhận được những đặc điểm thừa hưởng từ gen di truyền của bố, mẹ khi vừa mới sinh ra. Chính vì vậy, yếu tố di truyền thường tác động đến sự phát triển ở trẻ. Mặc dù vậy, trẻ chỉ thường chịu tác động khoảng 23% yếu tố di truyền chiều cao từ bố, mẹ.
Một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của bé đó là dinh dưỡng và môi trường sống. Nếu như trẻ bị suy dinh dưỡng thì quá trình phát triển thể chất sẽ chậm dần.
Điều này khiến cho độ chắc khỏe của răng, mật độ xương và kích thước của những cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì những yếu tố môi trường như khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất ở trẻ.
Đối với những trẻ bị khuyết tật, mắc bệnh lý mãn tính hay đã từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất ở trẻ, cụ thể là chiều cao cân nặng của trẻ.
Đối với bé trai, dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Để phần nào có thể đánh giá được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn, bạn hãy đối chiếu chiều cao cân nặng của trẻ căn cứ vào bảng cân nặng chuẩn của bé này:
Khi vừa mới chào đời, chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ được tăng lên một cách nhanh chóng. Khi trẻ được 1 tuổi thì cân nặng và chiều cao sẽ được tăng gấp đôi so với khi trẻ vừa mới chào đời. Khi trẻ 1 tuổi, chiều cao có thể sẽ đạt ở mức 75 cm. Cho đến năm thứ 2, chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm 10 cm và từ 10 tuổi trở đi, mỗi năm chiều cao trung bình của trẻ sẽ tăng khoảng 5 cm.
Khi trẻ ngày càng lớn tuổi dần thì sự tăng trưởng chiều cao của trẻ sẽ dần chậm lại. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là điều rất quan trọng. Nếu không, trẻ sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Khi bước sang độ tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại. Trẻ chỉ có thể tăng thêm 1 đến 2cm chiều cao mỗi năm hoặc chiều cao không tăng thêm. Đến giai đoạn từ 23 đến 25 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ không tăng thêm nữa.
Việc chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mang thai và cho con bú đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu như mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, stress thì sẽ khiến cho trí tuệ và kỹ năng vận động sẽ trở nên kém hơn. Chính vì vậy, trong giai đoạn mang thai, thai phụ nên được bổ sung các loại khoáng chất và vitamin cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày.