Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Theo Điều 13 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng như sau:
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 9 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Như vậy, để đạt danh hiệu Học sinh Tiêu biểu, học sinh lớp 4 cần đáp ứng điều kiện như sau:
- Kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt. Cụ thể là những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
- Có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
Các bạn trẻ đã nhận thức được việc học tiếng nhật là cần thiết
Sau tiếng Anh, rất nhiều bạn trẻ chọn ngôn ngữ Nhật là ngôn ngữ cần thiết thứ hai để học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể thoát khỏi tình trạng thất nghiệp tràn lan như hiện nay. Nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng, họ ra trường với loại bằng Khá/Giỏi nhưng vẫn thất nghiệp và phải làm những công việc tay trái để sinh nhai. Hỏi ra mới biết, mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng cả. Có người có được bằng Anh/Tin cộng với bằng chuyên ngành loại Khá nhưng vẫn cạnh tranh với nhiều người nên vẫn rất khó để xin được việc nếu không có chỗ dựa, quen biết, chạy lót,…Một số khác thì nhận thấy mình có bằng cấp, chuyên môn cao, làm việc “mồ hôi sôi nước mắt” nhưng đồng lương không xứng đáng với công sức bỏ ra. Thế là chán nản. Một số rất đông bạn trẻ rơi vào trạng thái bơ vơ, lạc lõng với tấm bằng trên tay, chẳng biết đi đâu, làm gì khi nhiều ngành thừa “thầy thiếu thợ”như hiện nay. Một số khác, vì điều kiện kinh tế, hoàn cảnh chưa cho phép nên trong quá trình đang theo học chưa có thể học bằng Anh/Tin nên khi ra trường không thể đi xin việc…Để thoát khỏi cảnh bế tắc trên, nhiều bạn trẻ đã đổ xô đi học tiếng Nhật với hi vọng mở ra cho mình con đường thênh thang hơn, có nhiều cơ hội việc làm, mức lương thỏa đáng hơn.Thực trạng học tiếng Nhật
Sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật
Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội luôn tự tin giao tiếp
Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất lớn. Với tổng số tiền đầu tư hơn 4 tỷ mỗi năm. Đặc biệt chú trọng ở các ngành Kĩ thuật, ngân hàng, Tin,…nhưng người Việt Nam thì không biết tiếng Nhật. Hoặc là họ giỏi chuyên môn nhưng không giao tiếp được hoặc là họ giao tiếp được nhưng yếu chuyên môn. Nhận thấy, các nhà doanh nghiệp, các công ty rất cần lao động Việt Nam vừa biết tiếng Nhật vừa được đào tạo chuyên môn bài bản, nhiều bạn trẻ ở các ngành Tin học, kĩ sư, kĩ thuật, ngân hàng đi học tiếng Nhật rất nhiều.
Tuy nhiên các bản trẻ vẫn còn những hạn chế nhất định như; Chưa am hiểu văn hóa và chưa có mục tiêu quyết tâm cao để theo đuổi ước mơ.
Như trên đã đề cập, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam rất mạnh về nhiều mặt. Nhưng trong mấy năm gần đây, Nhật Bản (NB) đã chuyển hướng đầu tư sang Campuchia vì VN trong một thời gian dài chưa đáp ứng được mong muốn của họ. Vì thế để giữ chân họ, các nhà lãnh đạo, các bộ, ngành khuyến cáo học tiếng Nhật. Nhưng sự khuyến cáo này còn hời hợt, không gây được hứng thú, không cho người học thấy tầm quan trọng của việc học tiếng Nhật, và chuyện gì đến cũng đến, nhiều học viên theo học được 2 tuần, 1 tháng đều tạm biệt tiếng Nhật. Nhiều người học tiếng Nhật nhưng không hiểu được văn hóa người Nhật. Họ chỉ lo học từ vựng, ngữ pháp, giao tiếp rành mạch thế là xem như xong. Chính vì vậy, khi qua đất nước văn minh như Nhật Bản chắc hẳn sẽ phạm lỗi mặc dù là lớn hay nhỏ đều rất đáng xấu hổ. Nhiều bạn trẻ, ngây từ đầu đăng kí học, chắc ai cũng phải vạch ra mục tiêu, lý tưởng cho mình. Nhưng ngây lập tức quên ngây mình đã từng nói gì, hứa gì, mục tiêu của mình là gì. Để rồi, học được 1 – 2 tuần, dài hơn là 2 tháng lại hững hờ nói chia tay.Thực trạng học tiếng Nhật
Chúng ta ai cũng biết tiếng Nhật là khó. Nó được nhiều người nhận định rằng một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Chính vì vậy, nếu bạn không có quyết tâm cao, mục tiêu chính đáng, phương pháp học hữu hiệu, không có người gây hứng thú, truyền động lực, cập nhật thông tin đáp ứng được nhu cầu của bạn thì bạn rất dễ từ bỏ.
Lăng mộ bà Nguyễn Thị Duệ ở Hải Dương.
Giáo dục Việt Nam thời phong kiến coi trọng Nho học, phụ nữ không có quyền tham gia thi cử. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Duệ là ngoại lệ. Bà không chỉ là nữ tiến sĩ đầu tiên ở nước ta, mà còn là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng.
Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du) sinh năm 1574 trong một gia đình nhà nho nghèo ở Chí Linh, Hải Dương. Theo Hải Dương phong vật chí, tên chính xác của bà là Nguyễn Thị Ngọc Toàn.
Thuở nhỏ, bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Tương truyền, bà biết viết văn, làm thơ khi mới 4 tuổi. Danh tiếng lan xa khiến nhiều người người ngưỡng mộ tài sắc, đến xin hỏi cưới nhưng bà không đồng ý.
Dù hiếu học nhưng sống dưới thời phong kiến trọng nam khinh nữ, bà phải giả nam để có thể theo nghiệp đèn sách.
Theo ghi chép của sử sách, cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm. Khi chúa Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm Thăng Long, nhà Mạc thất thế, chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Duệ cùng cha theo lên đây.
Nhà Mạc mở khoa thi, bà giả nam tham dự và đỗ đầu. Khi vào cung dự yến tiệc, vua Mạc Kính Cung rất bất ngờ khi biết tân khoa trạng nguyên là nữ. Vua quý mến hiền tài, không trách tội nhưng theo phép tắc, bà không thể tiếp tục mang danh trạng nguyên. Tiếc nuối cho tài năng của người con gái trẻ, vua cho phép bà ở lại triều, theo Chuyện kể về các nhà khoa bảng.
Nguyễn Thị Duệ được vời vào cung, phụ trách việc dạy học cho các phi tần. Một thời gian sau, Mạc Kính Cung lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi. Vì thế, dân gian còn gọi bà là bà chúa Sao.
Năm 1625, quân Trịnh tiến lên Cao Bằng đánh nhà Mạc. Khi bị bắt, nữ trạng nguyên vẫn rất trấn định. Bà dùng gươm kề cổ, uy hiếp quân lính phải giải bà đến trước chúa Trịnh. Nhờ tài đối đáp xuất sắc, Nguyễn Thị Duệ thoát tử tội.
Mến mộ tài năng, khí độ hiếm có của bà, chúa Trịnh giao trọng trách trông coi việc học của phủ chúa và rất trọng dụng. Sau này, bà được phong là Nghi ái quan.
Thời làm quan, Nguyễn Thị Duệ rất coi trọng việc học và bồi dưỡng nhân tài. Bà còn xin triều đình cấp nhiều mẫu ruộng cho canh tác lấy huê lợi, giúp đỡ học trò nghèo biết chăm chỉ.
Tương truyền, để thúc đẩy phong trào học tập địa phương, cách một khoảng thời gian, bà cùng các bậc túc nho đến giảng dạy tại các khu vực ấn định rồi soạn đề, tổ chức thi. Bài thi được gửi lên cho bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương.
Cách làm này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao giáo dục tại các vùng xa kinh kỳ.
Nguyễn Thị Duệ sống dưới tư tưởng trọng nam khinh nữ nhưng tài năng của bà khiến người khác không thể không nể phục. Vì thế, trong phần lớn các kỳ thi Đình, thi Hội thời đó, bài thi đều qua tay bà chấm.
Không chỉ tài năng, nữ trạng nguyên còn là người đức độ. Theo dân gian truyền lại, trước đây, khi còn nghèo khó, anh trai bà bị người trong làng hãm hại. Nhưng khi vinh hiển, bà không hề nghĩ đến thù riêng.
Khi cao tuổi, bà cáo quan về quê, mở am Đào Hoa, tiếp tục đọc sách và chỉ bảo các sĩ tử trong làng. Nhờ những đóng góp quan trọng cho giáo dục, thi cử, bà được triều đình hậu đãi. Tuy nhiên, nữ tiến sĩ vẫn sống cần kiệm, dành phần lớn bổng lộc để giúp đỡ người dân, đặc biệt các nho sĩ nghèo.
Trong Công dư tiệp ký, danh sĩ Vũ Phương Đề ghi: “Văn thơ của bà rất nhiều, nhưng nay không còn bài nào. Bà có làm bài Gia ký bằng Quốc âm thuật lại các việc riêng và tự ví mình như Bạc Thị” (phi tần của Hán Cao Tổ, mẹ vua Văn Đế, một phụ nữ nổi tiếng hiền đức trong lịch sử Trung Quốc).
So le Bạc Thị vốn duyên Hán hoàng.
Ắt là tay thiếp kém gì trạng nguyên.
Vũ Phương Đề cũng khen ngợi bà: “Lễ sư thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương”.
Sau khi Nguyễn Thị Duệ mất, người dân làng Kiệt Đặc lập đền thờ bà chúa Sao. Bà còn được thờ tại Văn miếu Mao Điền cùng nhiều danh nhân, học sĩ danh tiếng khác.