Hợp Đồng Ủy Thác Đầu Tư Bất Động Sản

Hợp Đồng Ủy Thác Đầu Tư Bất Động Sản

Việt Nam là một đất nước đang có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ phục hồi hậu Covid các năm gần đây. Với tình hình thị trường phát triển như vậy, các nhà đầu tư luôn quan tâm mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Một trong những phương thức được các nhà đầu tư ưa chuộng hiện nay đó chính là xác lập hợp đồng ủy thác đầu tư vốn. Vậy hợp đồng ủy thác vốn là gì? điều kiện xác lập hợp đồng ủy thác này ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin này đến cho Quý bạn đọc.

Việt Nam là một đất nước đang có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ phục hồi hậu Covid các năm gần đây. Với tình hình thị trường phát triển như vậy, các nhà đầu tư luôn quan tâm mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Một trong những phương thức được các nhà đầu tư ưa chuộng hiện nay đó chính là xác lập hợp đồng ủy thác đầu tư vốn. Vậy hợp đồng ủy thác vốn là gì? điều kiện xác lập hợp đồng ủy thác này ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin này đến cho Quý bạn đọc.

Các nội dung cần có trong hợp đồng ủy thác

Các nội dung cần có trong hợp đồng ủy thác đầu tư bao gồm các nội dung cơ bản của mọi hợp đồng và các thông tin đặc biệt của loại hợp đồng này. Cụ thể:

Thông tin các bên trong hợp đồng

Chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng

Các vấn đề về giải quyết tranh chấp

Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư vốn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ vào Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019;

Căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2020;

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mỗi bên và sự thỏa thuận đạt được giữa hai bên.

Hôm nay, ngày.. tháng… năm… Chúng tôi gồm có:

Dân tộc:                              Quốc tịch:

...................................................Emai:.....................................................

BÊN NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ (BÊN B):...

Bên A và Bên B tùy theo ngữ cảnh sẽ được gọi chung là “Hai Bên” hoặc “Các Bên”.

Sau khi trao đổi, thống nhất, Hai Bên đồng ý ký kết Hợp Đồng Ủy thác đầu tư (“Hợp Đồng”) với các điều khoản và điều kiện dưới đây:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ỦY THÁC ĐẦU TƯ

1.1. Bên A ủy thác cho Bên B thực hiện hoạt động đầu tư vào dự án xây dựng …do Bên B là chủ đầu tư. Dự án xây dựng này có vị trí…

1.2. Số tiền ủy thác đầu tư là: … đồng (Bằng chữ: …đồng).

1.3. Thời hạn ủy thác đầu tư: … tháng

Từ ngày ..../...../20.... đến ngày ..../...../20....

ĐIỀU 2. PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ CÁCH THỨC THANH TOÁN HỢP ĐỒNG ỦY THÁC ĐẦU TƯ

- Lợi nhuận sẽ được phân chia hàng tháng nếu tháng đó có lợi nhuận. Bên A sẽ được hưởng 90% và bên B được hưởng 10% lợi nhuận. Lợi nhuận hàng tháng được chia vào ngày cuối tháng.

- Trong trường hợp rủi ro, tháng nào bị lỗ thì số lỗ đó được dùng để trừ vào lợi nhuận tháng sau. Phần lợi nhuận còn lại của tháng sau đó mới được dùng để phân chia lợi nhuận cho các bên.

- Lợi nhuận sau khi đã được chia cho Bên B thì sẽ hoàn toàn thuộc về Bên B. Trong trường hợp rủi ro, tài khoản sau đó nếu có bị lỗ thì Bên B cũng không phải bỏ số tiền lợi nhuận đã chia trước đó để bù số lỗ sau này.

Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng

ĐIỀU 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN

3.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

- Yêu cầu Bên B cung cấp tài liệu về quyền được nhận ủy thác đầu tư.

- Giám sát kiểm tra Bên B thực hiện hợp đồng.

- Yêu cầu Bên B cung cấp thông tin về việc thực hiện hợp đồng.

- Nghĩa vụ thanh toán chi phí ủy thác cho Bên B theo quy định tại hợp đồng.

- Chuyển vốn cho Bên B như thỏa thuận.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

-  Được nhận chi phí ủy thác theo thỏa thuận.

- Từ chối yêu cầu của Bên A nếu vi phạm quy định của pháp luật.

- Yêu cầu Bên A cung cấp các tài liệu cần thiết để thực hiện hoạt động.

- Thực hiện đúng nội dung cam kết trong hợp đồng.

- Thông báo kịp thời nội dung thực hiện hoạt động đầu tư cho Bên A.

ĐIỀU 4. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản được ghi trong hợp đồng ủy thác đầu tư.

Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết trên cơ sở thương lượng và hòa giải. Trường hợp thương lượng và hòa giải không thành, hai bên có thể giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hợp đồng này được lập thành hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một (01) bản.

(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Tư vấn soạn thảo hợp đồng ủy thác quản lý vốn tại Taslaw

Công ty luật TasLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về ủy thác, quản lý vốn luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, TasLaw tận tâm cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:

Tư vấn các vấn đề chung về ủy thác

Tư vấn, tham gia chuẩn bị tài liệu và trực tiếp soạn thảo hợp đồng ủy thác quản lý vốn cho Quý khách hàng

Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH T.A.S

Địa chỉ: số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đây là chia sẻ của Luật sư Tạ Anh Tuấn – Trưởng văn phòng luật sư Bách gia luật và liên danh với DĐDN.

- Thời gian qua có rất nhiều công ty huy động vốn thông qua các hợp đồng uỷ thác đầu tư, hợp đồng uỷ thác giao dịch, hợp đồng uỷ thác quản lý… cam kết với mức lãi cao. Hệ thống pháp luật hiện nay quy định về hoạt động này như thế nào, thưa Luật sư?

Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có khung pháp lý cụ thể về quan hệ uỷ thác nói chung, ủy thác đầu tư nói riêng. Sự lỏng lẻo về tính pháp lý trong hoạt động nhận uỷ thác đầu tư giữa các cá nhân/nhóm cá nhân diễn ra nhiều năm nay khiến rủi ro của các nhà đầu tư ủy thác rất cao.

Trên thực tế hiện nay, khi ủy thác đầu tư, bên giao vốn gọi là bên ủy thác, bên nhận vốn gọi là bên nhận ủy thác. Nội dung cơ bản của hợp đồng ủy thác đầu tư là bên nhận ủy thác sẽ nhân danh bản thân mình thực hiện các hoạt động đầu tư và nhận khoản phí ủy thác, bên ủy thác phải trả phí và chịu mọi rủi ro về kết quả thực hiện hoạt động đầu tư.

Chưa kể, thông thường các bên ký kết các điều khoản trong hợp đồng do bên nhận uỷ thác soạn sẵn, có lợi cho bên này, vì vậy, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thì sẽ căn cứ các quy định của hợp đồng và áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết. Bởi vậy, bên ủy thác sẽ bất lợi và thiệt thòi vì pháp luật không có các quy định bảo vệ họ trong các quan hệ này.

Theo quy định hiện hành, chỉ có các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ là những định chế tài chính trung gian được nhận ủy thác vốn của tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư.

- Cụ thể những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện ủy thác đầu tư ở đây là gì, thưa Luật sư?

Rủi ro đến từ việc bên ủy thác không trực tiếp kiểm soát được nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp và cho bên nhận ủy thác. Tất cả hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, mục đích đầu tư… đều dựa trên lòng tin và những cơ chế pháp lý (bao gồm luật pháp quốc gia và thỏa thuận cổ đông). Bất kỳ việc không tuân thủ bởi bất kỳ bên nào cũng có thể dẫn tới việc bên ủy thác gặp những khó khăn trong việc thu hồi khoản vốn đầu tư.

Các trách nhiệm về thuế, nghĩa vụ tài chính… của bên nhận ủy thác cũng như của doanh nghiệp do bên nhận ủy thác thành lập. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bên nhận ủy thác và doanh nghiệp do họ thành lập đều chỉ có thể vận hành, hoạt động một cách thuận lợi khi có nguồn tài chính hợp pháp từ bên ủy thác. Bất kỳ vấn đề gì phát sinh từ việc tài chính cho các hoạt động kinh doanh không như các bên dự kiến (mà nguyên nhân có thể từ một trong số các bên) đều có thể dẫn tới bên nhận ủy thác và/hoặc doanh nghiệp do họ thành lập phải chịu những trách nhiệm pháp lý khác nhau.

Rủi ro lớn nhất trong hợp đồng ủy thác đầu tư hiện nay là thiếu cơ chế kiểm soát năng lực quản lý. (Ảnh minh họa)

Đáng nói, rủi ro lớn nhất trong hợp đồng ủy thác đầu tư hiện nay là thiếu cơ chế kiểm soát năng lực quản lý, không tách bạch nguồn vốn đầu tư, từ đó dẫn đến môi trường cho các hoạt động chiếm dụng vốn, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm…

Thực tế cho thấy đã có không ít bài học đắt giá liên quan đến ủy thác đầu tư, điển hình như vụ vỡ nợ của Huỳnh Thị Huyền Như (Hà Nội), đối tượng đã dùng các công ty “sân sau”... để ký hợp đồng uỷ thác đầu tư nhằm huy động vốn, sau đó lại chuyển toàn bộ số tiền về doanh nghiệp của Như (doanh nghiệp nhận vốn đầu tư). Với hình thức hợp đồng uỷ thác đầu tư và kẽ hở của các ngân hàng đã giúp Huyền Như huy động lên tới hàng ngàn tỷ đồng rồi chiếm đoạt, hậu quả là các nhà đầu tư trót giao vốn uỷ thác đầu tư trắng tay…

- Vậy, để phòng tránh rủi ro từ hợp đồng ủy thác đầu tư, Luật sư có đề xuất, khuyến nghị gì?

Để phòng tránh rủi ro, các cá nhân, tổ chức ủy thác đầu tư/nhận ủy thác đầu tư cần tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến ủy thác đầu tư trước khi tiến hành hoạt động này. Tùy vào các hoạt động ủy thác đầu tư cụ thể mà các văn bản pháp luật điều chỉnh có thể khác nhau, trong đó chủ yếu là các văn bản pháp lý như: Bộ luật Dân sự 2015; Luật Thương mại 2005; Luật các Tổ chức tín dụng 2010; Luật chứng khoán 2019; Thông tư 30/2014/TT-NHNN; Thông tư 14/2016/TT-NHNN…

Đồng thời, cách tốt nhất để ngăn ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư là chú trọng thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng tất cả các giai đọan đàm phán như chuẩn bị đàm phán, tiếp xúc, tiến hành đàm phán, kết thúc đàm phán, và rút kinh nghiệm sau đàm phán. Hợp đồng phải được soạn thảo cẩn thận, chứa đựng đầy đủ các nội dung, các điều kiện và điều khoản cần thiết, các nội dung được trình bày rõ ràng, đơn giản, chính xác.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư cần thường xuyên giám sát, theo dõi các danh mục đầu tư cũng như việc thực hiện đầu tư của bên nhận ủy thác. Điều này giúp nhà đầu tư có thể phát hiện kịp thời những vi phạm của bên nhận ủy thác để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Công ty MHG "bánh vẽ" sâm Ngọc Linh để huy động vốn?

Liên tiếp huy động vốn thành công qua trái phiếu, Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh là ai?

Hòa Bình: 55 dự án nhà ở chưa được huy động vốn, cảnh báo người dân giao dịch

“Chiêu” huy động vốn bằng Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Để gửi yêu cầu cấp lại mật khẩu. Bạn vui lòng nhập e-mail đã sử dụng khi đăng ký thành viên.