Tìm Hiểu Về Thị Trường Lao Động Việt Nam 2021

Tìm Hiểu Về Thị Trường Lao Động Việt Nam 2021

Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, thị trường lao động tại Singapore ngày càng cạnh tranh cao, sự kiện Career Fair 2024 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm hướng đi đúng đắn và mong muốn đồng hành cùng học sinh, sinh viên Việt Nam tại Singapore trong việc nắm bắt cơ hội nghề nghiệp và định hình tương lai.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, thị trường lao động tại Singapore ngày càng cạnh tranh cao, sự kiện Career Fair 2024 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm hướng đi đúng đắn và mong muốn đồng hành cùng học sinh, sinh viên Việt Nam tại Singapore trong việc nắm bắt cơ hội nghề nghiệp và định hình tương lai.

Yếu tố tăng trưởng kinh tế Quốc gia

Một thị trường lao động phát triển với nguồn nhân lực dồi dào, hứa hẹn đáp ứng đủ số lượng nhân lực cho các công việc sản xuất kinh doanh sẽ là điều thu hút các nhà đầu tư. Vì lao động là yếu tố quan trọng, có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định thâm nhập bất cứ thị trường nào, họ đều quan tâm đến thị trường lao động tại quốc gia đó. Nếu Quốc gia sở hữu thị trường lao động đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, điều này có thể giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia thị trường.

Từ đó, không chỉ tạo ra công ăn việc làm cho những người lao động, mà còn đem lại lợi nhuận cho Đất Nước, tạo ra nguồn động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế cho Đất Nước.

Người lao động có vị thế yếu hơn trên bàn đàm phán của thị trường lao động

Có một sự thật dễ thấy rằng trong các cuộc giao dịch trên thị trường lao động, người sử dụng lao động thường có vị thế hơn. Điều này xảy ra là vì cung lao động thường lớn hơn cầu lao động. Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà số lượng người đi tìm việc thường nhiều hơn lượng công việc hiện có.

Những người lao động đi tìm kiếm việc làm thường là không có tư liệu sản xuất, chỉ có nguồn lực sức lao động hạn chế, trong khi ở chiều ngược lại, người sử dụng lao động lại có nhiều điều kiện để lựa chọn người lao động. Chính vì thế, mà họ luôn ở vị thế cao hơn.

Kéo theo đó là việc người sử dụng lao động thường là bên quyết định các điều kiện lao động cũng như các vấn đề xung quanh mối quan hệ lao động. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, người lao động vẫn có vị thế của riêng mình.

Đó chính là những người lao động có trình độ cao, thuộc loại khan hiếm trên thị trường lao động, thì vị thế của người lao động so với người sử dụng lao động không hề thấp hơn, cán cân đàm phán là công bằng trong trường hợp này.

Người lao động thường có vị thế thấp hơn người sử dụng lao động

Cơ hội và thách thức về xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam

Những cơ hội và thách thức của thị trường lao động Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường lao động tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển. Điển hình là việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó, các quy định liên quan đến lao động nhằm xây dựng một sân chơi bình đẳng trên quy mô toàn cầu.

Dựa vào điều đó, đây là cơ hội tốt để Việt Nam sửa đổi các điều lệ pháp luật lao động cũng như các thể chế lao động để thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn.

Không chỉ vậy, các FTA còn có những yêu cầu liên quan đến thể chế hỗ trợ quan hệ lao động, và các điều kiện và cam kết mà thông qua đó, thị trường lao động tại Việt Nam có cơ hội “đàn hồi” tốt hơn trước những biến động của thị trường.

Bên cạnh đó, hiện nay thị trường lao động Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội khi chính trị xã hội được đánh giá là ổn định và cởi mở hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Điều này đã thu hút rất nhiều vốn đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó có nguồn việc làm dồi dào.

Nguồn nhân lực tại Việt Nam cũng đang ngày càng được nâng cao hơn về mặt chuyên môn cũng như năng lực làm việc. Đặc biệt đối với những người lao động tri thức. Nguồn lao động tri thức đang ngày càng đông đảo và chất lượng hơn.

Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội sẽ luôn có những thách thức. Việc đẩy mạnh phát triển thị trường lao động để phù hợp với điều kiện quốc tế sẽ là những khó khăn trong việc thay đổi chính sách cũng như hệ thống pháp luật.

Cơ cấu pháp luật hiện chưa đủ linh hoạt để thích ứng với việc triển khai một phương pháp mới, cộng với việc các bên liên quan chưa hoàn toàn hiểu biết về các quy định này. Thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện các cuộc đối thoại và thương lượng cũng đóng vai trò quan trọng, tạo ra những trở ngại đối với hoạt động của thị trường lao động, gây ra sự không đồng nhất so với kỳ vọng.

Bên cạnh đó, thế giới cũng đang đổi thay nhanh chóng cùng với những sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Các yếu tố mới liên tục xuất hiện tác động đến thị trường lao động cũng như cách thị trường lao động vận hành.

Máy móc công nghệ, robot, trí tuệ nhân tạo lần lượt xuất hiện và nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, thậm chí thay thế người lao động. Điều đó đặt ra thách thức về việc đào tạo tay nghề, cũng như kỹ năng chuyên môn của người lao động.

Việc thế giới biến đổi nhanh chóng khiến cho chúng ta không kịp định hình về thiên hướng phát triển của thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Bởi vậy, rất khó để có một định hướng chính xác nhằm mục đích nâng cao thị trường lao động cũng như bắt nhịp được với thế giới.

Một số đặc trưng của thị trường lao động tại Việt Nam

Đặc điểm đầu tiên của thị trường lao động Việt Nam đó là lực lượng lao động trẻ và có trình độ văn hóa khá, có khả năng tiếp cận với những công nghệ và kiến thức mới, mức chi phí cho lao động trẻ tại Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước khác.

Lao động tại Việt Nam có số lượng lớn với khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động. Các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn, kể cả đối với công nhân hay nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, chất lượng không phải lúc nào cũng như doanh nghiệp mong muốn.

Trình độ chuyên môn hay tay nghề của người lao động trên thị trường lao động Việt Nam nhìn chung còn chưa cao. Thêm vào đó, các vấn đề liên quan đến ý thức hay tác phong làm việc vấn đề cần được nâng cao và cải thiện.

Một đặc điểm nổi bật đối với thị trường lao động tại Việt Nam đó chưa hoàn toàn phát triển hoàn thiện, quy mô thị trường còn hạn chế. Vẫn còn mang tính tự phát.

QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI

TOP 12 CÁCH GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI HIỆU QUẢ BẠN CẦN BIẾT

Ý nghĩa của thị trường lao động

Thị trường lao động đóng vai trò và có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Phát triển thị trường lao động sẽ có tác động mạnh mẽ đối với người lao động cũng như thu hút nhà đầu tư.

Những ý nghĩa của thị trường lao động

Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023

Điểm tích cực đầu tiên nhìn thấy tại thị trường lao động Việt Nam trong năm 2023 đó là tỷ lệ lao động trẻ đã tăng hơn. Theo thống kê, tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi đã tăng 666,5 nghìn người so với năm trước.

Lực lượng lao động tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023

Trong số đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng tăng so với năm ngoái. Cụ thể tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam tăng thêm 0,2 điểm phần trăm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ tăng 0,4 điểm phần trăm.

Không chỉ có sự gia tăng về mặt lực lượng lao động, thị trường lao động Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng về tỷ lệ việc làm. Cụ thể, số lao động có việc làm trong năm 2023 đã tăng 683 nghìn người so với năm 2022, tương ứng với 1,35%. Đáng mừng hơn, tỷ lệ người lao động có việc làm tăng ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị.

Bên cạnh đó, không chỉ gia tăng về mặt số lượng, chất lượng của lực lượng lao động tại Việt Nam cũng đã có nhiều cải thiện trong năm 2023. Theo báo cáo, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ trong năm 2023 đã tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022.

Không chỉ thế, thu nhập bình quân cũng có dấu hiệu tăng. Thu nhập bình quân tháng của lao động tại Việt Nam trong năm 2023 là 7,1 triệu, tăng 6,9% so với năm 2022. Đây không phải là một mức lương trung bình cao, nhưng cũng là một dấu hiệu tăng đáng mừng.

Điểm hạn chế đầu tiên cần nhắc đến chính là chất lượng của nguồn lao động trên thị trường lao động Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ người lao động qua đào tạo và có bằng cấp tại Việt Nam đã tăng, tuy nhiên, so với nhu cầu của thị trường là chưa đủ. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng vẫn là vấn đề cấp thiết.

Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành trong năm 2023 cũng chậm hơn. So với các năm trước, sự chuyển dịch trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chậm hơn, trong khi đó, khu vực dịch vụ và công nghiệp không tăng nhiều.

Ngoài ra, số lượng lao động sử dụng hết tiềm năng vẫn chưa cao. Điều này chứng tỏ thị trường lao động Việt Nam vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Dẫn đến khó khăn trong việc phát triển thị trường lao động. Đây cũng là một trong những lý do vì sao tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao, cần phải giải quyết.

Xem thêm: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG NGÁCH - CHIẾN LƯỢC ĐẶC BIỆT DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG

Thị trường lao động là một thị trường rộng lớn và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của xã hội và quốc gia. Một thị trường lao động ổn định sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và là bước đệm mạnh mẽ cho sự vươn lên của một đất nước.

Bài viết trên đây của Tiếng Anh giao tiếp Langmaster đề cập đến thị trường lao động là gì cũng như giải thích các khía cạnh xung quanh đó. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu nhiều hơn về thị trường lao động và có được những thông tin cần thiết phục vụ cho công việc của mình.