Trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.
Trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hàn Quốc đã gửi khoảng 320 ngàn lính tới trợ giúp chính quyền miền Nam và chỉ đứng sau Mỹ về số lượng binh lính tham chiến. Sự hiện diện của đội viện binh này không chỉ có nguồn cơn chính trị, mà còn là một giải pháp kinh tế cho chính phủ Hàn Quốc.
Mỹ đã cung cấp nhiều lợi ích và viện trợ cho Hàn Quốc dựa theo sự ủng hộ và tham chiến của nước này bên cạnh Mỹ và chính quyền miền Nam. Thứ Hàn Quốc nhận được là các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi, sự tiếp cận với các doanh nghiệp Mỹ, và mối quan hệ ngoại giao Mỹ-Hàn.
Theo nhiều nghiên cứu lịch sử, quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc thảm sát bởi họ không phân biệt được và không muốn phân biệt giữa dân thường và binh lính.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không xuất hiện trong sách lịch sử phổ thông của nước này, và cho tới nay nhiều người Hàn vẫn không hay biết sự thật về các tội ác mà Hàn Quốc đã gây ra tại Việt Nam.
Vụ việc có thể tác động vào tâm lý và quan niệm của người Hàn Quốc về hình ảnh đất nước và quân đội của họ. Bên cạnh đó, vụ kiện gây áp lực lớn lên chính quyền của Tổng thống Yoon Seok-ryul trong việc nhận trách nhiệm và đền bù tổn hại.
Trong nhiều năm, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao nước này đã phủ nhận tất cả cáo buộc liên quan tới các vụ thảm sát tại miền Trung Việt Nam. Nếu vụ kiện đạt kết quả có lợi cho bà Thanh, có thể chính phủ Hàn sẽ phải lật lại các phát ngôn của mình và cung cấp tài liệu từ cơ quan tình báo của nước này để phục vụ điều tra.
Hình ảnh hai người già đi tìm công lý ở xứ người có tác động mạnh mẽ tới người Việt Nam nói riêng, và những nạn nhân chiến tranh nói chung. Vụ việc có thể thúc đẩy và tạo tiền lệ cho nhiều nạn nhân khác lên tiếng kể lại câu chuyện đau thương của họ.
Cuối cùng, một số người lo ngại sự việc sẽ làm tổn hại tới quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Đối thoại với ý kiến này, bà Thanh cho rằng việc chính phủ Hàn nhận tội và chính thức xin lỗi bà sẽ chỉ làm quan hệ giữa hai nước bền chặt hơn chứ không gây ảnh hưởng tiêu cực.
Hai nhân chứng người Việt có nói rằng, nỗi đau bắt đầu sau khi vụ thảm sát kết thúc. Những thương tổn thể xác không còn nghĩa lý gì với họ khi phải chứng kiến những người thân trong gia đình bị sát hại. Với bà Thanh và các nạn nhân, những ký ức ấy vẫn khiến họ đau đớn ngay cả khi hàng chục năm đã trôi qua.
Những cựu binh từng tham chiến, dù là người Việt, người Mỹ, hay người Hàn, đều mang trong mình những ám ảnh. Nhiều người lính Việt sau khi trở về đã phải dành phần còn lại của cuộc đời trong nhà thương điên vì ám ảnh về bom đạn và cái chết của đồng đội.
Ở Mỹ, người ta đã phải xây dựng vô số trung tâm, chương trình trị liệu, và các dự án nghiên cứu để giúp các cựu binh tại Việt Nam khắc phục tổn thương tâm lý hậu chiến tranh. Bên cạnh đó, việc một cựu binh Hàn Quốc đứng ra làm chứng cũng cho thấy rằng tòa án lương tâm không buông tha cả nạn nhân lẫn thủ phạm.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hàn Quốc dưới thời kỳ cầm quyền của tổng thống Park Chung-hee đã can thiệp sâu rộng vào chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1964 đến 1973, Hàn Quốc đã gửi hơn 325.000 quân nhân tới Nam Việt Nam tham chiến với tư cách là đồng minh của Hoa Kỳ. Số lượng binh sĩ Hàn Quốc lớn hơn rất nhiều so với Úc, Thái Lan, Philippines hay New Zealand và chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong số các lực lượng quân đội nước ngoài hiện diện ở Nam Việt Nam.[1] Chỉ huy lực lượng Hàn Quốc tham chiến là tướng Chae Myung-shin. Hàn Quốc chấm dứt hiện diện cũng như các hoạt động quân sự tại Nam Việt Nam sau khi Hiệp định Paris (1973) được ký kết.
Tổng thống Hoa Kỳ Johnson cho rằng sự tham chiến của quân đội Hoa Kỳ cùng đồng minh là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ đối với cuộc chiến tại Việt Nam. Phía Hàn Quốc đã đưa ra lời đề nghị gửi quân đến Nam Việt Nam ngay từ năm 1954 nhưng bị từ chối. Ngoài ra, viện trợ kinh tế từ chính phủ Mỹ là nguyên nhân chính đổi lấy sự tham gia của Hàn Quốc vào cuộc chiến. Bên cạnh đó, một số binh sĩ Hàn Quốc thấy rằng mình phải chiến đấu để trả ơn cho những hy sinh mà người Mỹ đã làm trong chiến tranh Triều Tiên, nhưng nhiều người khác cũng nhìn thấy cơ hội tăng lương và hỗ trợ gia đình vì đất nước sau chiến tranh vẫn còn nghèo đói.[2] Lương trung bình tại Nam Việt Nam là 37,50 đô la mỗi tháng, cao hơn mức cơ bản 1,60 đô la mỗi tháng ở quê nhà mặc dù phần lớn họ được chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ.[3]
Đơn vị đầu tiên của quân đội Hàn Quốc đến Nam Việt Nam vào tháng 2 năm 1965 được gọi là Lực lượng Dove (Bồ câu). Đơn vị này bao gồm có: quân nhân, kỹ sư, quân y, cảnh sát, liên lạc viên cùng các nhân viên hỗ trợ. Lực lượng Dove được triển khai đến khu vực Biên Hòa của Nam Việt Nam để hỗ trợ xây dựng trường học, đường sá, cầu cống. Đội ngũ y tế theo báo cáo đã điều trị cho hơn 30.000 thường dân Nam Việt Nam. Nhìn chung, các hoạt động dân sự được đánh giá là tương đối thành công.[4] Ngoài lực lượng chiến đấu và hậu cần, Hàn Quốc cũng gửi thêm khoảng 100.000 công nhân dân sự đến Nam Việt Nam, họ đảm nhiệm các nhiệm vụ kỹ thuật.[5]
Tuy nhiên, trên mặt trận quân sự, quân đội Hàn Quốc khi tham chiến đã gây ra nhiều vụ thảm sát thường dân Nam Việt Nam bị nghi ngờ hỗ trợ hoặc có liên hệ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.[6] Đơn cử như vụ thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị được xác nhận là do các lực lượng của phía Hàn Quốc tiến hành.[7] Họ cũng bị cáo buộc gây ra nhiều cuộc thảm sát khác tại Bình An, Bình Hòa và Hà My.[8] Những sự việc tương tự được cho là cũng đã xảy ra tại làng An Lĩnh và Vinh Xuân thuộc tỉnh Phú Yên.[9] Thời báo Newsweek cho biết các vụ thảm sát như ở Vinh Xuân được nhân chứng sống sót mô tả lại là có cả trẻ em. Những vụ thảm sát của lính Hàn Quốc là một trong nhiều nguyên nhân khiến dân làng gia nhập hàng ngũ Việt Cộng.[9] Sau này, phía Hàn Quốc thống kê rằng quân đội của họ đã làm tổng cộng khoảng 41.000 người Việt Nam bị coi là Việt Cộng thiệt mạng.[10][11]
Theo truyền hình tiếng A rập Al Arabiya, Công tố viên Karim Asad Ahmad Khan cho biết các hành vi phạm tội ác chiến tranh diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại bang Darfur, miền Tây Sudan và khu vực này hiện đã trở thành “Nhà trưng bày” những tội ác chiến tranh man rợ.
Cùng với cáo buộc Chính phủ Sudan “thiếu nghiêm túc” trong việc điều tra các tội ác chiến tranh trong quá khứ, Công tố viên Karim Asad Ahmad Khan đồng thời khẳng định ICC đang xem xét những thông tin tiếp nhận được gần đây về việc tiếp tục xảy ra các hành vi phạm tội ác chiến tranh tại Sudan giai đoạn hiện nay. Việc công bố danh tính những người liên quan, liên đới sẽ được thực hiện vào thời điểm thích hợp.
Tuyên bố về việc xảy ra hành vi phạm tội ác chiến tranh tại Sudan được Công tố viên của ICC đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn dân thường đã thiệt mạng trong khi hàng triệu người khác bị mất nhà cửa và phải chạy đi lánh nạn vì cuộc xung đột đẫm máu bùng phát từ giữa tháng 4 năm nay giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF).