Hiện trạng cổ phần hóa -- Tất cả -- Doanh nghiệp cổ phần hóa Doanh nghiệp đã có quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp Doanh nghiệp đã có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp
Hiện trạng cổ phần hóa -- Tất cả -- Doanh nghiệp cổ phần hóa Doanh nghiệp đã có quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp Doanh nghiệp đã có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp
Trả lời câu hỏi, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nêu rõ theo quyết định 2345 của ngân hàng về sinh trắc học là để làm sạch các tài khoản ngân hàng.
Ông nói trước đây khi dùng chứng minh nhân dân cùng nhiều giấy tờ khác để mở tài khoản ngân hàng, đã có rất nhiều kẻ gian lợi dụng để mở tài khoản.
Nhưng nay, khó ai có thể nói dùng giấy tờ giả để mở tài khoản. Tuy mới chỉ áp dụng sinh trắc học ở mức giao dịch 10 triệu đồng trở lên nhưng trong tương lai nếu làm tốt sẽ mở rộng hơn.
"Chỉ khi thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng mới yêu cầu kiểm tra sinh trắc học. Cách thức rất đơn giản, đó là so sánh khuôn mặt của người thực hiện giao dịch với khuôn mặt được kiểm tra đối chiếu trong dữ liệu của Bộ Công an…
Với giao dịch thanh toán dưới 10 triệu đồng hoặc thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí… với tổng giá trị giao dịch trong ngày dưới 100 triệu đồng... không phải thực hiện sinh trắc học", ông Dũng giải thích rõ.
Thông tin về kết quả thực hiện, ông cho biết tính đến hết ngày 5-7, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch khoảng 19 triệu tài khoản.
"Đây là con số rất lớn. Vì vậy, trong ngày 1-7 có những trục trặc nhất định do đông người vào thử hệ thống. Song từ ngày 2 đến 5-7, hệ thống hoạt động bình thường", ông Dũng nhấn mạnh.
Có 10% trong 19 triệu lượt thực hiện xác minh sinh trắc học được ngân hàng hỗ trợ thực hiện tại quầy.
Đó là những trường hợp khách hàng không có căn cước công dân gắn chip, chỉ có chứng minh nhân dân và căn cước công dân cũ hoặc điện thoại không có NFC và bắt buộc phải đến ngân hàng để hỗ trợ.
Số liệu thống kê tính đến hết ngày 5-7, đỉnh điểm có 26,3 triệu giao dịch - con số lớn nhất trong 10 ngày gần đây - nhưng hoạt động vẫn thông suốt. Trong đó, có 8,35% giao dịch trên 10 triệu đồng.
Về khó khăn trong quá trình thực hiện, ông Dũng cho biết đã có văn bản hướng dẫn bổ sung để giải quyết trong tình huống không có căn cước công dân gắn chip, chứng minh nhân dân…
Về bảo mật thông tin, Luật Tổ chức tín dụng có quy định trách nhiệm ngân hàng về bảo mật thông tin. Luật An ninh mạng và nghị định 13 cũng có quy định về bảo vệ thông tin.
Khi ngân hàng làm, phải tuân thủ tất cả quy định để đảm bảo an ninh, an toàn. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có thông tư đảm bảo an ninh, an toàn, sự hoạt động liên tục. Với giao dịch trên 10 triệu đồng, chỉ cần thêm một bước sinh trắc học, còn mọi bước bảo mật khác vẫn như cũ để đảm bảo ngăn chặn tình trạng không chính chủ.
Song ông nhấn mạnh không có giải pháp nào là an toàn tuyệt đối. Việc đưa ra biện pháp nào sẽ có đối tượng ra thêm phương pháp khác. Do đó, cần nâng cao cảnh giác, khuyến cáo các thủ đoạn mới, đề nghị các cơ quan cùng ngân hàng phổ biến.
"Hiện có 95% giao dịch được thực hiện trên môi trường số nên chúng tôi lo hơn tất cả mọi người. Bên cạnh thông tin khách hàng, trong dữ liệu còn có số dư, số tiết kiệm… nên hoạt động đảm bảo an ninh an toàn luôn được đặt ở vị trí cốt lõi và hàng đầu của hệ thống ngân hàng", ông Dũng cho biết.
Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng ghi nhận mọi khó khăn, vướng mắc của người dùng và có giải pháp xử lý, liên tục nâng cấp ứng dụng mobile banking để ứng phó với thủ đoạn mới, liên tục cập nhật để đảm bảo an ninh an toàn hệ thống.
Ông cam kết nếu có vướng mắc gửi đến, chắc chắn hệ thống ngân hàng sẽ xử lý. Trong nhiều ngày qua, các tổ chức tín dụng đã làm ngày đêm để gỡ vướng.
Theo phản ánh trong ba ngày 3, 4 và 5-7, người đến các hệ thống ngân hàng đã giảm dần, không còn ách tắc.
"Chúng ta sẽ có lộ trình làm dần dần, làm đến đâu chắc đó. Mục tiêu cao nhất bảo đảm quyền và lợi ích của khách hàng", ông Dũng khẳng định.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Theo đó, NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN trong năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,…
Bám sát chỉ đạo, chủ trương của Chính phủ, NHNN, tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí, rà soát tình hình thu phí đáng áp dụng tại TCTD để xem xét, miễn giảm các loại phí không cần thiết, công khai mức phí cung ứng trong hoạt động kinh doanh của TCTD; đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình cho vay để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
NHNN cũng yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế (đặc biệt là nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng dịp Tết nguyên đán 2025), hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN như: Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ; Chương trình tín dụng 60 nghìn tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản; Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long,…
Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, chủ động truyền thông về chính sách lãi suất của các chương trình, sản phẩm tín dụng của TCTD để khách hàng nắm bắt và tiếp cận chính sách.
Thực hiện các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế; tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp;…
Địa chỉ: 33 – 35 Trần Phú, Phường 5, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu Điện thoại cố định: 0254 3819 636 - 0944 00 72 72 Email: [email protected] Website: https://eobienxanh.com.vn/
Nếu bạn đang du lịch tại Vũng Tàu và muốn tìm kiếm một nhà hàng hải sản ngon để thưởng thức đặc sản biển mà chưa biết phải đến đâu thì hãy ghé qua Nhà Hàng Eo Biển Xanh, lời gợi ý tiếp theo mà Toplist muốn nhắc đến trong danh sách này.
Tọa lạc tại khu vực Bãi Dâu Vũng Tàu thơ mộng, cách trung tâm thành phố 5km - Nhà Hàng Hải Sản Eo Biển Xanh là điểm đến lý tưởng hứa hẹn nhiều điều bất ngờ cho du khách gần xa. Địa thế nhà hàng nằm sát mặt biển, với sức chứa 1.500 khách & hồ hải sản hình lục giác lớn nhất Vũng Tàu, phong phú & đa dạng về chủng loại hải sản từ các vùng biển đảo hội tụ về đây, sẽ mang lại cho bạn sự thích thú, khám phá & trải nghiệm những hải sản từ thiên nhiên.
Thực đơn của Nhà Hàng Eo Biển Xanh vô cùng đa dạng, phong phú với nhiều món hải sản ngon và tươi sống của vùng biển Vũng Tàu như ghẹ, mực, tôm, cá, ốc, sò… Nhà hàng có thực đơn dành riêng cho khách đoàn và thực đơn theo món cho bạn dễ dàng lựa chọn.
Các món ăn tại Eo Biển Xanh đều được đầu bếp chế biến một cách kỹ lưỡng và bắt mắt sẽ tạo cho bữa ăn thêm sự ngon miệng và tinh tế. Và cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ vô cùng chuyên nghiệp, nhiệt tình luôn tạo thiện cảm và ấn tượng cho thực khách khi đến với nhà hàng.
Nhà Hàng Eo Biển Xanh được trang trí rất bắt mắt và thường xuyên được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện như tiệc cưới hỏi, sinh nhật, họp mặt, tất niên và phục vụ khách đoàn rất chuyên nghiệp. Ở đây có hệ thống âm thanh ánh sáng lớn luôn sẵn sàng để phục vụ các sự kiện, chương trình tổ chức tại nhà hàng. Ngoài ra nhà hàng còn có hệ thống phòng VIP rất khép kín, trang nhã và lịch sự bao gồm 11 phòng mỗi phòng có sức chứa khoảng 15 người.
Nhà hàng có chỗ để xe rất rộng rãi, thoáng mát dành cho cả ô tô và xe máy nên bạn có thể yên tâm và thưởng thức những món ăn hải sản tươi ngon, cùng hòa mình trong không gian đẹp tuyệt vời của Eo Biển Xanh.
Thưởng thức ẩm thực quả là một trong những trải nghiệm hấp dẫn đối với khách du lịch khi ghé thăm Vũng Tàu. Và sẽ càng hấp dẫn hơn nếu được khám phá thế giới hải sản phong phú, đa dạng như tại nhà hàng Hải Sản Eo Biển Xanh. Vậy bạn còn chờ gì nữa… một khi có cơ hội ghé thăm mảnh đất này thì hãy đến ngay Nhà Hàng Hải Sản Eo Biển Xanh để xoa dịu dạ dày bằng những món ăn tuyệt nhất.
Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL có khả năng tích hợp dữ liệu đa ngành
Sau 2 năm khởi công xây dựng, ngày 5/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ khánh thành Trung tâm dữ liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP Cần Thơ.
Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL có khả năng tích hợp dữ liệu đa ngành (tài nguyên, môi trường, nông nghiệp, kinh tế, xã hội), từng bước chuẩn hóa, khắc phục tình trạng thiếu hụt cơ sở dữ liệu, đồng bộ hóa các tài liệu thuộc khu vực ĐBSCL; phục vụ phân tích, đánh giá và hỗ trợ ra quyết định về phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Trung tâm là nơi cung cấp những thông tin khoa học, công nghệ tại ĐBSCL; bảo đảm cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời về cơ sở dữ liệu đa ngành từ các báo cáo định kỳ, chuyên ngành, báo cáo tổng hợp phục vụ công tác tổng hợp và phát triển kinh tế bền vững cho vùng ĐBSCL.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên cho rằng, Trung tâm dữ liệu ĐBSCL tuy chưa thể như "chìa khóa vạn năng", có thể giải quyết tất cả những khó khăn, vướng mắc nhưng sẽ giải quyết được cơ bản những vấn đề đang tồn tại. Mục tiêu của Trung tâm là phải "sống" được bằng năng lực, bằng dữ liệu đã thu thập được, bằng khả năng cung cấp dịch vụ.
"Trung tâm dữ liệu ĐBSCL cần phát huy hiệu quả để tiết kiệm thời gian nhất, tiết kiệm chi phí nhất nhưng cũng phải có tư vấn chính xác nhất cho việc hoạch định, quyết định các công việc liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, của địa phương" - Thứ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Trần Quý Kiên, Trung tâm dữ liệu ĐBSCL là một trong những hành động cụ thể của Bộ TN&MT trong việc triển khai vận hành Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu cho phát triển Chính phủ điện tử. Đồng thời, tiếp tục triển khai xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành TN&MT, kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương.
Tại lễ khánh thành Trung tâm, các đại biểu đã được nghe chuyên gia, nhà khoa học giới thiệu hệ thống thông tin của Trung tâm dữ liệu; ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và máy học trên một số bài toán thực tế; các giải pháp tạo lập dữ liệu và ứng dụng nền tảng mô hình thủy động lực đối với bài toán quản lý tài nguyên nước.
Về cách thức hoạt động, các trạm quan trắc (được xây dựng theo các tiểu dự án) sẽ đồng thời truyền thông tin về các đơn vị thụ hưởng và về Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL để dùng chung cho các Bộ, ngành, địa phương.
Nội dung và quy mô của dự án là thu thập dữ liệu; chuẩn hóa, tích hợp cơ sở dữ liệu; phân tích, thiết kế mô hình, thiết kế bản tin và báo cáo mẫu; mua và xây dựng phần mềm ứng dụng; xây dựng hành lang pháp lý, tuyên truyền; đào tạo chuyển giao công nghệ.
Trung tâm dữ liệu ra đời nhằm phục vụ người dân có được thông tin để chủ động trong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác giúp nhà khoa học có thể đưa ra các giải pháp, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hữu ích đối với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng ĐBSCL và hướng tới mục tiêu đưa ĐBSCL thành "đồng bằng thông minh" trong tương lai.