Tiện gỗ mỹ nghệ là nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng tây bắc. Các sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn ở chỗ mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định. Các sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu
Tiện gỗ mỹ nghệ là nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng tây bắc. Các sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn ở chỗ mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định. Các sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu
Thôn Bằng Châu (thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống. Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nghề đúc nơi đây, nhiều sản phẩm có giá trị đã được làm ra.
Ông tổ của nghề đúc đồng ở Bằng Châu là thiền sư Dương Không Lộ (1016 – 1094), tên thật là Dương Minh Nghiêm, quê ở làng Hải Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Thiền sư là người rất giỏi văn chương và y học. Thời đó, thái tử nhà Đường (Trung Quốc) bị bệnh nặng, không ai chữa khỏi nên vua Đường phải cho mời ông sang.
Do chữa khỏi bệnh cho thái tử nên ông được vua Đường ban thưởng tùy ý nhưng chỉ nhận đồng đen mang về. Về nước, ông mở nghề đúc đồng rồi sau đó đi khắp nơi để truyền nghề, trong đó có làng Bằng Châu. Vì vậy, dân làng đã tôn ông làm tổ nghề.
Làng nghề Đại Bái thuộc địa phận xã Đại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Làng nghề xuất hiện lâu đời, từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta tuy nhiên, Đại Bái chỉ thực sự phát triển mạnh từ triều Lý với công đầu trong việc phát triển làng nghề này thuộc về Thái úy Nguyễn Công Truyền. Ông là người đã sáng tạo ra nghề gò đồng và truyền dạy lại cho con cháu. Sau khi ông mất, nhân dân nơi đây đã lập đền thờ và vinh danh ông là ông tổ nghề.
Ngày nay, qua hơn 1000 năm phát triển, đúc đồng Đại Bái nổi tiếng khắp cả nước và còn được nhiều du khách nước ngoài biết tới như là cái nôi của nghề đúc đồng Việt. Ở Đại Bái, chúng ta thấy có sự chuyên môn hóa sản xuất rất chặt chẽ. Các công đoạn riêng biệt đạt tới độ chuyên môn cao, mang bí quyết gia truyền riêng biệt.
Đến với Đại Bái, ta sẽ thấy hàng loại những sản phân vô cùng tinh xảo, độc đáo như đồ đồng thờ cúng, tranh đồng, trống đồng hay những bức tượng đồng và đồ đồng phong thủy….
Có thể một số trong chúng ta sẽ thắc mắc rằng: những sản phẩm này thì có thể tìm thấy ở bất kỳ làng nghề nào dù lớn hay nhỏ nhưng nếu bạn là người hiểu Đại Bái thì sẽ thấy ở nó toát lên một nét “ hồn Đại Bái” mà không một sản phẩm nào khác có thể làm được. Hơn thế nữa, sản phẩm đồng Đại Bái còn mang giá trị thẩm mĩ rất cao được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong số những làng nghề truyền thống của đất Quảng.Đi dọc theo quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Điện Phương, dọc hai bên đường du khách có thể nhìn thấy rất nhiều các cửa hàng trưng bày rất nhiều sản phẩm của làng nghề.
Theo ghi chép lịch sử (Việt Nam gia phả), làng nghề được hình thành từ thế kỷ thứ 16, khi ông Dương Không Lộ, quê xã Đề Kiều, Tổng Bình Quân, châu Thất Truyền, phủ Tường Khánh, tỉnh Lạng Sơn; Trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, đổi tên là làng Phước Kiều. Và từ đó đến này cùng với bao biến động, thăng trầm của đất nước làng nghề vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.
Trải qua hàng trăm năm, làng đồng Phước Kiều (Quảng Nam) càng dày dạn kinh nghiệm, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị văn hoá cao và mang tính đặc trưng chuyên biệt mà cả nước không nơi nào làm được.
Làng Đúc nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ, cách thành phố Huế khoảng 3km về phía Tây nam, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam.
Làng đúc đồng ở Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc thời Chúa Nguyễn, từ đầu thế kỷ 17. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn – Kinh Nhơn, thủy tổ của nghề này là cụ Nguyễn Văn Lương, quê làng Đồng Xá, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh ngày nay), khi xây dựng Huế thành Kinh đô, các chúa Nguyễn đã trưng tập thợ khéo cả nước về đây làm những công trình, vật dụng phục vụ nhu cầu của cung đình.
Làng đúc đồng ở Huế xưa kia là làng Dương Xuân, hầu hết dân làng làm nghề đúc đồng nên từ lâu quen gọi là Phường Đúc (hay Phường thợ đúc). Phường đúc gồm có 5 xóm là: Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng.
Nằm ngay tại thôn Phú Lộc Tây thuộc thị trấn Diên Khánh cách Nha Trang chỉ 10 km, Làng nghề đúc đồng Diên Khánh thoạt nhìn chỉ như một vùng quê yên bình hẻo lánh, nhưng bên trong lại luôn rộn ràng tấp nập tiếng cười nói, tiếng đúc đồng hay ánh lửa bập bùng ngày đêm soi sáng.
Nơi đây tự hào là một trong số ít làng nghề được Vua Tự Đức chính thức sắc phong công nhận là làng nghề truyền thống, cùng những sản phẩm chất lượng tinh xảo.
Làng nghề đúc đồng Diên Khánh là một trong số các làng nghề truyền thống ở Khánh Hòa, nơi những năm gần đây được khá nhiều du khách chú ý và thường xuyên đến tham quan là Làng nghề đúc đồng Diên Khánh.
Không ai còn nhớ rõ Làng nghề đúc đồng Diên Khánh được ra đời chính xác vào ngày, tháng, năm nào, nhưng theo các cụ già lớn tuổi thì đây là làng nghề đã có từ hơn 100 năm nay.
Làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng đã có hàng trăm năm truyền đời. Xưa kia sản phẩm chủ yếu của làng nghề là lưỡi cày và một số sản phẩm dân dụng khác, được tạo ra từ việc thổi lò bằng ống hơi và đẩy bằng tay trong các hộ gia đình.
Năm 1938 có một con tàu ngoại quốc vào “ăn hàng” tại cảng Hải Phòng và bị hỏng bộ phận giữ thăng bằng đuôi, gọi là “con rùa đối trọng”, nặng khoảng 1 tấn. Nhận được thông tin này, bằng lòng say mê lao động và kinh nghiệm bao năm trong nghề, chủ lò của làng đã xin mẫu về đúc thử. Các bễ nấu trong làng được tập trung thành 8 lò nổi lửa liên tục.
Dưới bàn tay những người thợ lành nghề cùng với sự đồng tâm, hiệp lực của những người thợ, “con rùa đối trọng” hiện hữu trước sự ngỡ ngàng của cả chủ lẫn khách. Nghề đúc Mỹ Đồng từ đó mà vang xa.
Nghề đúc đồng làng Chè – Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa xưa nay vốn nổi tiếng với nhiều sản phẩm tinh xảo như trống đồng, chiêng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống…được làm bởi những nghệ nhân tài hoa, yêu nghề và cần cù lao động. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề đúc đồng làng Chè vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được.
Làng Trà Đông, xưa kia gọi là Sơn Trang, tên nôm là Kẻ Chè, một vùng đất cổ cách tỉnh lỵ Thanh Hóa 12 km về phía Tây Bắc, nằm trong địa vực của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. 20 năm cuối thế kỷ XX, làng nghề đúc đồng Trà Đông trở nên sa sút vì hàng hóa không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp cùng loại.
Tuy nhiên, nhờ tâm huyết của những nghệ nhân còn yêu nghề tiếc nghề, nghề đúc đồng Trà Đông dần được khôi phục. Các sản phẩm làm ra vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được và mới đây, nghề đúc đồng làng Trà Đông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.